Mùa hè năm ấy


Diễn tả cảm xúc sau khi đọc một bài Note của tác giả Đặng Huỳnh Mai Anh, tôi  đã quyết định tản mạn một chút về câu chuyện của mình. Có thể quá đỗi quen thuộc và nhàm chán, nhưng qua góc tâm sự của nhiều người, và đặc biệt của tôi, bạn sẽ thấy hình ảnh của mình, mà giống như tác giả đã trích: tôi muốn người khác phải thực sự thấy hình ảnh của họ khi đọc truyện của tôi, chứ không đơn giản chỉ là hành động độc mộc của riêng nhân vật tôi.

***

27821606161_91a39a2f64_o
Huế 2016

Không hà cớ gì mà rất nhiều nhà văn đã lựa chọn thời điểm mùa hè để bắt đầu dẫn dắt cảm xúc qua những trang viết đến người đọc nhiều như vậy. Đặc biệt là đối với những tác giả trẻ, mùa hè càng trở nên thân thuộc và gợi cảm hứng; tôi biết rằng mùa hè làm cho họ nhớ đến khoảng thời gian rời khỏi giảng đường và bắt đầu chuyến phiêu lưu cho riêng mình. Đó là lúc họ bắt đầu tắt Facebook, đặt vé máy bay và đến những vùng đất mới. Tôi cũng giống họ cho nên tôi hiểu được cảm giác đó. Những mùa hè tiếp nữa, tiếp nữa sẽ vẫn là những hành trình bí mật mà những người trẻ không ngừng tìm kiếm, giống như một khu rừng bí ẩn mà khi bạn đã lạc vào rồi thì không còn cách nào khác bạn sẽ phải tìm đường ra. Người trẻ là như vậy, họ luôn khao khát tìm ra lời giải cho mọi quy luật trong cuộc sống này bằng chính sự nôn nóng và sáng tạo của mình. Dẫu núi có cao, vực có sâu, hồ có rộng, họ vẫn thu trọn những khó khăn ấy vào một chiếc túi – Tôi vẫn gọi đó là chiếc túi „kinh nghiệm“. Nơi đó họ cất giấu những bí mất tuổi trẻ mà ai cũng hiếu kì muốn xem.

Tôi yêu mùa hè của tôi. Đó là thứ cảm xúc đặc biệt nhất mà tôi từng trải qua. Một ngày bắt đầu, tôi thức giấc và xỏ chân vào đôi tông cỡ bốn ba hẳn là to hơn bàn chân quá khổ của tôi, rồi vào nhà vệ sinh nhìn lên gương soi lại bộ mặt xấu xí mỗi sáng của mình. Tóc tôi thưa và dựng ngược lên không theo hàng lối nào cả, mà có dùng lược cũng không hết những khoảng rối tự do đó. Tôi xả nước lớn, vả vào mặt liên tục, quá lên cả đầu. Có một chiếc máy sấy ngay bên cạnh, tôi bày trò nghịch ngợm sấy cả tóc lẫn mặt. Đó là những lúc tôi như một đứa trẻ, thậm chí kinh khủng hơn một đứa trẻ, bởi sức sáng tạo của người lớn đôi khi rất điên rồ và thiếu logic. Thời gian „làm đẹp“ ấy chỉ vẻn vẹn năm phút, rồi tôi mở cửa phòng, đi theo con đường dẫn tôi đến hồ bơi. Lâu quá rồi, một cảm giác thanh tịnh và trong trẻo hiếm hoi này xuất hiện, khiến cho tôi nhẹ bớt chút nóng vội, ồn ào của phong cách đô thị. Lần đầu tiên trong đời tôi trải nghiệm Yoga, thứ dưỡng sinh nhẹ nhàng tôi thường thấy trên truyền hình, sự xôn xao của chị em trên các diễn đàn, hoặc đâu đó trên biển quảng cáo của các trung tâm Fitness ở Hà Nội. Trước một thứ mới lại, người ta không tránh khỏi sự hào hứng mà tôi vẫn gọi là „hớn“. Yoga nhẹ nhàng nhưng tập mãi sẽ cảm thấy đau, mà cái đau trải đều cho các cơ từ chân đến cổ. Đó là một cái đau đáng giả, bởi tác dụng của Yoga là làm thư dãn các cơ đồng thời khiến cho người tập dẻo dai hơn, linh hoạt hơn. Cũng có thể tạm kết rằng, các động tác Yoga không dồn dập, ép cơ, gây sốc mà là một sự thư thái từ từ trải đều khắp cơ thể. Chính vì thế mà khi tập Yoga bạn sẽ phải chú trọng vào tâm thái để trút bỏ hết những bực dọc mà trau chuốt đến từng động tác của ngón chân. Giữa một khung cảnh thanh tịnh thủy mạc bạn sẽ không thể bật nhạc lên để tập nhảy hiện đại, chính vì vậy Yoga rất thích hợp.

Nếu như cần một lựa chọn khác tôi khuyên bạn nên tập Tai-chi. Cũng giống như Yoga, các động tác rất nhẹ nhàng, uyển chuyển mà người tập có thể cảm thấy chán sau vài chục phút. Nhưng cảm giác ấy sẽ nhanh chóng biến mất nếu như họ theo dõi huấn luyện viên chăm chú, rồi bắt chước từng tí một từ điệu dơ tay lên, rồi hạ xuống, và cả những cái sải chân đúng kĩ thuật. Chính sự tỉ mỉ nho nhỏ như vậy không chỉ khiến cho động tác của bạn đẹp hơn, mà còn có tác dụng chính xác đến những cơn đau lưng dai dẳng khi bạn ngồi quá lâu trong một thời gian dài. Với một người lười tập thể dục thì những „bữa“ mồ hôi này thật sảng khoái. Nó giống cảm giác như khi bạn được giải tỏa một thứ gì đó đã bấy lâu tồn tại trong cơ thể. Niềm vui ấy quá nhỏ nhưng cũng đủ để làm thức tỉnh một buổi sáng đẹp với tôi.

Trước những cơn vã mồ hôi, tôi thèm một cảm giác được khuây khỏa vùng mình trong nước. Tôi giống như một đứa trẻ khi tự mình hít một hơi rồi lại thở mạnh ra để đủ sức nặng nằm dưới đáy bể trong vài chục giây chẵn. Một sự nghịch ngợm dễ thương đã làm tôi trẻ lại. Tôi nhớ về những ngày đầu tiên bố mẹ dắt đi bơi. Tôi rất sợ nước sâu, tôi sợ bị chết đuối giống như lời hù dọa của bố mẹ nếu mà tôi đến gần ao hồ. Đó là những thử thách cho những đứa trẻ nhát gan như tôi. Mà theo một cách nào đó khi lớn lên, đáng lẽ tôi phải không biết bơi mới đúng. Cũng chính những lời „cảnh báo“ khi mình còn nhỏ đã thôi thúc tôi học bơi rất nhanh. Hằng ngày mẹ sẽ cho tôi ba ngàn đồng để mua vé vào bể. Những ngày nghỉ hè ở nhà rất dài, đợi mãi cũng đến bốn giờ chiều đi bơi cho mát, nhưng một đứa trẻ con sẽ không quản ngại mưa nắng chỉ muốn người lớn chiều chuộng sự ham chơi đến cùng. Rồi cũng đến lúc biết bơi, tôi biết bơi chỉ tròn một tháng.

***

Tôi chỉ tiếc rằng, tôi có quá ngắn ngủi khoảng thời gian thư thái để đọc sách, hoặc không tìm được một không gian hoàn hảo có đủ ánh nắng và cây xanh cùng bóng dâm để chiều chuộng sở thích ấy. Đọc một thứ gì đó mới mẻ nhưng giàu trái nghiệm của chính người trẻ. Tôi sẽ nằm xuống, rồi chìm vào giấc mơ, mà ở đó tôi đang đuổi theo họ, bắt chước họ rồi tâm sự với họ. Nếu có một cuộc gặp gỡ tình cờ với họ, chắc chắn tôi sẽ dành rất nhiều thời gian để nói với họ rằng tôi giống họ như thế nào. Và tôi cũng háo hức muốn nghe phần tiếp theo trong đoạn du kí, mà lúc kết thúc tôi vẫn chưa thỏa lòng với hành trình tươi đẹp ấy. Có thể tôi là người mơ mộng, luôn chờ đón một điều gì đó rạng ngời bất diệt để tôi không phải hạ mình xuống, bàng hoàng tỉnh dậy trong một tâm trạng vô hồn như bây giờ. Mỗi khi nghe họ kể, tôi lại muốn xem cảm xúc thực sự của họ là gì, có giống như sực tức giận, hay nỗi hoảng sợ mỗi khi họ gặp thử thách ở trong câu chuyện của chính họ. Tôi muốn coi cái dáng vẻ của họ có giống một nhà văn, hay một bút kí hiện đại như tôi vẫn tưởng tượng… Đó chỉ bấy nhiêu sự tò mò mà tôi thèm đọc du kí. Thật sự rất khó hiểu khi mà đọc xong, tôi lại không nhớ gì hết. Tôi không còn mơ màng theo cảm xúc của tác giả giống như lúc tôi đang say sưa đọc. Phải chăng đó là một căn bệnh – một thứ bệnh mới để tôi đặt tên thì nó sẽ là: bệnh dở! Thậm chí đến cái tên của nhân vật chính tôi không nhớ. Tồi tệ. Thứ trí nhớ hạn hẹp ấy nhẽ ra đừng có dính lấy tôi. Tôi không hề muốn, và cũng chẳng bao giờ thèm căn bệnh ấy. Hình như khi người ta mắc chứng bệnh ấy, người ta luôn cảm thấy hạnh phúc.

Đúng thật. Chuẩn quá mà. Một sự đãng trí đôi lúc cũng có tác dụng tích cực khi mà người ta dễ quên những điều xấu xa nhất, tồi tệ nhất mà người ta gặp phải. Một lần bị lừa lọc, bị ăn cướp, bị bố mẹ la cũng phải điều gì quá to tát để họ lưu lại trong trí nhớ. Những phút hằn học nhau sẽ xua tan bơi căn bệnh đãng trí ấy. Và đôi khi tôi rất cần một sự giải thoát nhanh chóng vánh để mình không còn bần thần với những chuyện xấu vừa ập tới.

Việc thay đổi môi trường khiến cho sự sáng tạo của con người phát triển, những ý tưởng mới ra đời và một nguồn năng lượng tái tạo mới đủ mạnh mẽ để bạn thực hiện một kế hoạch không tên. Có thể một ý tưởng chẳng đi đến đâu, nhưng người trẻ vẫn làm cho thỏa cái trí tò mò đến nghẹt thở. Họ sẽ đem cái sự thô kệch trong cách tính toán như người lớn vẫn gọi để biến ý tưởng đó thành hiện thực. Chốc chốc họ lại vò đầu bứt tai, chạy ra đầu hè làm một ngụm chè đặc hoặc một cốc cà phê phin đắng ngắt giúp họ đủ tỉnh để lần đi những bước tiếp theo. Cái khó ló cái khôn, một lần sơn tưởng hỏng người ta có thể đổ tất cả những thùng sơn còn lại trộn với nhau ra một thứ hỗn hợp vô duyên, đem hất lên mảng tưởng hỏng đó. Biết đâu một kết quả bất ngờ xuất hiện, há chẳng phải tốt hay sao. Dù gì thì tường cũng đã hỏng, vậy làm quá lên một chút thì biết đâu lại cứu nguy.

***

Cũng mùa hè năm ấy, năm tôi mười tám tuổi, tôi đi thi đại học với nguyện vọng vào ngành quản trị kinh doanh. Nhờ sự thấu hiểu của bản thân, và không mấy mặn mà với những con số mà tôi không theo nghiệp ngân hàng hay tài chính. Trong khi rất nhiều bạn bè xung quanh mình đang háo hức và mơ mộng về một vị trí nào đó trong ngân hàng với mức lương khủng, tôi lại kệ họ, vì nếu tôi không làm theo năng lực của bản thân, tôi sẽ sớm bị xã hội cho knock-out *đánh què*, cho nên ngay ở thời điểm hiện tại tôi cũng không hề hối tiếc vì mùa hè năm ấy mình đặt bút ghi to, rất rõ mã ngành D340101 nhanh và đúng như vậy. Ấy nhưng không, câu chuyện không bao giờ thẳng tắp đến tận hồi kết khi chính nhân vật tôi phát hiện, anh ta quá chán nản với cuộc sống hiện tại. Việc học dù không mấy mặn mà nhưng là động lực lớn nhất để soi lại bản thân, để xem những con người ngoài kia họ giỏi ra sao. Đó là những giấc mơ về một ngày đầu tháng tám, ngày ngày chạy ra bưu điện để ngóng chờ tin báo đỗ từ bác bưu tá. Nhà xa là vậy, một vùng đến thiếu địa chỉ lẫn lối đi lại cho nên tôi biết chủ động mọi thứ. Đó là những lần tập làm người lớn để mai sau dù có sống ở đâu bố mẹ cũng cảm thấy an tâm. Cuối cùng, ở một thời điểm quá gấp tôi đã nhận được thư; và dường như niềm vui lúc ấy không sao kể siết, niềm vui ấy cho đến hiện tại vẫn không hề mai một, đã đánh dấu một sự kiện đầu đời. Chính kể từ phút đó tôi vội update *cập nhật* event trên tường Facebook của mình để chia sẻ niềm vui với bạn bè. Mùa hè ấy rực rỡ lạ lùng, mà mỗi khi nói đến mùa hè tôi chỉ có duy nhất điểm nhớ đó sâu đậm. Những lúc viết về thứ cảm xúc này, tôi vẫn bồi hồi, một sự nấc nghèn nghẹn khó tả và không ai có thể lý giải cho tôi điều đó. Điều đó nghĩa là, mẹ tôi- người phụ nữ hạnh phúc ấy cũng đang tự hào về con trai bà. Những cái mệt vồn vã của ngày khi sau những đêm đi làm ca không được ngủ, dường như cũng biến mất theo, để nhường chỗ cho tin vui mới báo của tôi. Suốt một thời thiếu niên của tôi bà luôn kì vọng vào một điều gì đó – sự thành công. Đã có lần tôi ngồi thẳng thắn nói với mẹ: Nếu một ngày nào đó trong tương lai, con trai mẹ thất bại và chỉ là một người bình thường không có chỗ đứng trong xã hội thì mẹ có buồn không. Mẹ tôi không nói, chỉ cười, rồi vài ngày sau trong một bữa cơm vui mẹ có nói rằng: cuộc đời mẹ chẳng có gì và mẹ muốn dành những thứ tốt nhất cho con. Cái nóng lan tỏa. Tôi nóng hơn bao giờ hết. Tôi thương mẹ, và tôi thương cái cười hiền từ nhưng đầy sầu muộn ấy mà lúc nào tôi cũng có thể nhìn thấy.

***

Vào một mùa hè đầu tiên khi tôi tự xách vali đi chơi cùng đám bạn. Đó là lần đầu tiên tôi tiêu nhiều tiền đến vậy, chỉ tròn mười ngày mà tôi tiêu đến hơn sáu triệu. Với một người trẻ không làm ra tiền, vẫn sống dựa vào bố mẹ, thì điều đó hơi quá đáng. Nhưng tôi không bao giờ nghĩ vậy, tôi chỉ muốn dùng tiền để mua trọn một khoảnh khắc nào đó ở thời điểm mà tôi còn trẻ, còn sức khỏe để đi. Đến giờ tôi vẫn không hề hối tiếc, bởi nếu không dứt khoát thì tôi sẽ không có một chuyến đi xa cùng những người bạn mới, và khám phá được nhiều thứ như vậy. Tôi đã hoàn thành tâm nguyện tuổi trẻ của mình đi qua năm thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. Đó là những hành trình không mấy giống tố nhưng tôi sẽ yêu cảnh sắc thiên nhiên, con người Việt Nam nhiều lắm. Dù ở bất kì vùng miền nào của tổ quốc, những con người chịu thương chịu khó vẫn đang sinh sống và đóng góp vào sự phồn thịnh của đất nước. Hành trình ấy sẽ là một bài giới thiệu ngắn gọn cho bạn bè tôi ở nước Đức, nếu như tôi có cơ hội, và cũng là bằng chứng để cho họ thấy: một dải đất hình chữ S có những con người, và non nước hữu tình.

img_0217_15012126643_o
Sài Gòn 
20681754506_9bce788d51_o
Đà Nẵng cuối năm 2014

***

Tôi không đủ chữ nghĩa để miêu tả sống động những mùa hè của tôi. Đó là những kỉ niệm quá đẹp để vẽ nên mọi thứ, mà không thể thiếu trong tuổi trẻ. Tôi tạm kết lại đôi ba câu chuyện của mình. Và tôi thầm nghĩ, liệu những mùa hè tiếp nữa có còn đẹp như tôi mong muốn, tôi sẽ dần trưởng thành và sống trọn những mùa hè ấy ở một nơi xa vời. Tôi sẽ chỉ còn thời gian để nhớ về những thứ tôi đã trải nghiệm, và những con người mình đã qua. Nhưng tôi không thể hình dung con đường ấy còn những mấp mô, những đường gấp khúc để tự mình tìm ra hình bóng của chính mình ở phía trước. Những bóng cây nghiêng nghiên rợp tán xòe rộng đủ che những con mưa rào trên mảnh đất ấy, cho tôi nhớ về những thứ quá đỗi quen thuộc với tôi trong quá khứ.

Nhẽ ra tôi muốn trở thành một nhà văn, làm hớp hồn bao kẻ lang thang trong trí tưởng tượng giống tôi. Nhẽ ra tôi phải trở thành họa sẽ, để vẽ nên những kiệt tác vĩ đại nhưng đời đời sau mới cảm được thứ nghệ thuật ấy. Chất nghệ sĩ trong con người tôi sống dậy mỗi khi tôi cần, nhưng tôi biết tôi không thể như vậy, bởi tôi không sẵn sàng trở thành một kẻ tâm thần, bị người khác phán xét rồi đem ra bình luận những gì mình làm. Một chút dũng khí để trở thành nghệ sĩ tôi cũng không có.