Tây ăn ngon thật!

Đến khi một ông cụ thích đi ăn ở phố Tây

Cuộc sống hiện đại đã dần thay đổi những thói quen truyền thống. Nếu như trước đây khi dừng chân tại một con phố, giả dụ có mười hàng ăn thì phần đa sẽ là cơm phở bún cháo, toàn những thứ rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Còn bây giờ, sự chen chân của các cửa hàng Tây như Pizza, Burger hay Spaghetti dần thay thế những cửa hàng ăn truyền thống. Vì sao vậy? Mà đối với nhiều người trẻ, ăn đồ Tây mới gọi là sang.

Nhìn người Tây ăn, bạn sẽ chỉ thấy họ dùng dao thìa và dĩa, những vật bất ly thân khi họ đến các nước châu Á, và có rất nhiều người ngồi hoặc đứng ăn một mình. Đó là cuộc sống của họ. Họ dành thời gian ít ỏi của mình ở các cửa hàng ăn nhanh, không cầu kì nhưng nhiều chất béo, nhiều kcal và đặc biệt là thiếu chất xơ. Bọn trẻ con ngay từ nhỏ đã quen dần với việc ăn khoai tây chiên *Pommes Frites* thay vì ăn bim bim như lũ trẻ ở Việt Nam. Cho nên lúc lớn lên, cuộc sống của chúng không thể thiếu những đồ ăn giàu chất béo được. Ngay cả bữa sáng, người Việt chúng ta sẽ thích ăn đồ nóng, đơn giản thì mì tôm còn phức tạp thì phải ra hàng ăn Phở, Bún, Cháo, Miến vân vân, còn Tây họ ăn gì; họ sẽ ăn bánh mì lúa mạch *Roggenbrot* kèm với bơ hoặc phomai và còn một món nữa là trộn ngũ cốc với sữa. Nghe qua thì ai cũng biết rằng đó đều là đồ ăn lạnh. Vào mùa đông thì có thể người Đức sẽ nấu một nồi súp lớn cho cả gia đình.

kaese-schinken-brot-680x574
Roggenbrot lấy từ trên Google Image

Chuyển sang cách dùng dao dĩa thìa này, cái này vẫn là vấn đề vô cùng nan giải đối với du học sinh đến từ châu Á. Những lần đầu tiên cầm dao và dĩa lóng ngóng, không biết cầm cái gì ở bên nào để thuận tay và tiện cho việc cắt với xiên. Rồi loại dao nào để cắt cái gì phải chọn trước cũng không hề dễ, bởi dao cắt thịt đương nhiên phải sắc hơn dao cắt rau và bánh mì. Lóng ngóng rồi cũng phải đến lúc thành quen khi mình đã ở lâu, thế nhưng tập cho mình một phong thái ăn uống đẹp vẫn không phải là việc dễ dàng. Nó còn phụ thuộc vào chính quan niệm về thẩm mĩ của từng người. Có người cho rằng ăn không cần phải nghĩ gì đến xấu đẹp cả nhưng cũng các cụ vẫn cứ dạy rằng „ăn trông nồi, ngồi trong hướng“ ắt hẳn là muốn nhắc nhở chúng ta rằng việc ăn uống cũng cần phải rất thận trọng, phải biết nhìn trước ngó sau và lịch thiệp. Với người Tây họ đặc biệt chú trọng đến vấn đề này, bởi vì khác với văn hóa truyền thống của người Việt, hầu hết các gia đình trải chiếu ăn cơm cho nên tư thế ngồi chưa được chuẩn chỉnh cho lắm, còn với họ đã ăn là ngồi vào bàn cho lưng thẳng dựng lên để ăn uống nó trôi tuột một phát vào dạ dày (mình đùa đấy) nhưng như vậy đã đủ thấy sự khác biệt về văn hóa là thứ chúng ta có thể nhìn, sờ và chứng kiến tận nơi chứ không phải là một cụm từ chung chung không miêu tả rõ ràng. Văn hóa ăn uống *Esskultur* là một cụm từ yêu thích của người Đức, với họ thì tất cả những từ gì gắn liền với *Kultur* cũng đều rất đẹp và lịch thiệp.

Chuyện ăn một mẩu bánh mì nghe có vẻ đơn giản là vậy nhưng phân tích ra mới biết nó khó ra sao. Nói có sách mách có chứng, đợt đi du lịch vừa rồi mình mới biết thế nào là đồ ăn kèm với bánh mì thật hảo hạng – Trứng ốp la. Chị sếp mình đã từng sống ở Đức rất lâu, sau đó đã lấy chồng người Đức. Để ý cách chị ăn bánh mì với trứng ốp la nhìn nó hoàn toàn khác so với những gì mình tưởng tượng. Một chén muối tiêu bên cạch, chị nhúp lên rồi rắc từ từ lên lòng đỏ trứng gà. Nếu được chứng kiến bạn sẽ thấy nó giống như một kiệt tác của chuyện ăn uống vậy. Đôi khi người ta ăn không phải vì nó ngon, mà người ta ăn để khiến người khác phải thèm thuồng. Team Marketing luôn luôn tìm kiếm những người như vậy.

sunny_side_up_by_yomi955
Spiegelei, trứng ốp la với muối tiêu